5 mẹo phân biệt gạo hữu cơ thật và gạo hữu cơ “tự phong” đúng chuẩn

Đăng bởi Farm Kitchen | 05/10/2022 | 0 bình luận
5 mẹo phân biệt gạo hữu cơ thật và gạo hữu cơ “tự phong” đúng chuẩn

1/ Gạo hữu cơ phải có chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ

Điểm khác biệt giữa gạo hữu cơ và gạo thường đó chính là quy trình trồng trọt, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Theo đó, gạo hữu cơ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn đất, nước, phân bón, phương pháp trừ sâu, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Sau khi vượt qua vòng kiểm tra gắt gao này, gạo sẽ được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ từ các tổ chức hữu cơ hàng đầu thế giới như USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), EU, ACO… Vậy nên, nguyên tắc cơ bản nhất để nhận diện gạo hữu cơ là dựa vào chứng nhận.

Người tiêu dùng có thể nhìn vào bao bì của sản phẩm, gạo hữu cơ sẽ có logo của các tiêu chuẩn hữu cơ. Để an tâm hơn, bạn có thể yêu cầu đơn vị bán cung cấp nguồn gốc của gạo hoặc sử dụng các phần mềm để check mã vạch nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Lưu ý, trước các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi, người tiêu dùng cần tránh chủ quan mà hãy dành thời gian kiểm tra thật kỹ để đảm bảo an toàn nhé.

2/ Hạt gạo hữu cơ có màu trắng đục, không quá mảnh và dài

Nếu nhìn lướt qua, khó có thể nhận diện được gạo hữu cơ và gạo thường. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy, gạo hữu cơ không có màu trắng trong như các loại gạo đang bày bán trên thị trường, mà ngược lại do không tiến hành chà xát nhiều lần hay tẩy trắng nên gạo hữu cơ vẫn giữ được lớp cám đục bên ngoài, sờ vào vẫn sẽ thấy dính tay. Lưu ý, một số “gạo quê” vẫn có đặc điểm này nhưng không phải là gạo hữu cơ, người tiêu dùng cũng cần nắm để tránh nhầm lẫn hay bị lừa là gạo hữu cơ.

Ngoài ra, vì được trồng theo giống thuần chủng, không có sự can thiệp của phân bón hóa học nên hạt gạo hữu cơ thường không lớn hay dài nhưng hạt rất đều và khi xay sẽ không bị vỡ vụn như gạo thường. Người tiêu dùng có thể dùng tay bốc một nắm gạo lên và so sánh độ đều giữa các hạt.

3/ Gạo hữu cơ có mùi hương tự nhiên của lúa mới

Lúa sau khi được thu hoạch lấy đi xay thành gạo, gạo sẽ có mùi thơm tự nhiên mà người ta vẫn hay gọi là hương thơm của gạo mới. Đối với các loại gạo thông thường bày bán hiện nay, hầu như chúng sẽ không còn mùi thơm, rất nhiều gạo lấy từ lúa cũ nên mùi thơm mất đi. Tuy nhiên với gạo hữu cơ, khi bốc một nắm lên tay và ngửi bạn sẽ thấy gạo có mùi thơm tự nhiên tương tự như mùi lúa mới, khi nấu cơm dẻo và thơm không lẫn vào đâu được.

4/ Cơm nấu từ gạo hữu cơ vẫn mềm và không thiu khi sau 18h

Theo kinh nghiệm, gạo hữu cơ sau khi nấu thành cơm, nếu để lâu (khoảng 18 tiếng) trong nhiệt độ thường, hạt cơm không bị thiu, chỉ hơi bị khô ở lớp ngoài, nếu dùng tay bóp nát thì gạo vẫn mềm. Trong khi đó, gạo thường cùng thời gian thường sẽ bị thiu (thậm chí là nhanh hơn) và dễ bị khô, cứng.

4/ Gạo hữu cơ dễ bị sâu mọt tấn công

Tuy nhiên, gạo hữu cơ cũng có một “điểm yếu”. Do không sử dụng thuốc hóa học, chất bảo quản nên trong thời gian 45 - 60 ngày không sử dụng hết, gạo hữu cơ sẽ dễ dàng bị sâu mọt tấn công. Vì vậy, nếu khui bao bì để lọt gió thì trong vòng 45 ngày sâu mọt sẽ tràn đến “hỏi thăm” hoặc bị nấm mốc. Đây cũng là lý do mà gạo hữu cơ có thời gian bảo quản ngắn hơn so với gạo thường. Vậy nên khi mua gạo hữu cơ, Farm Kitchen luôn khuyên các bạn chỉ nên mua với lượng vừa để ăn, tránh mở gạo ra và để lâu trong không khí.

Gạo là loại thực phẩm không thể thiếu từ ngàn xưa của người Việt, gạo được nấu thành cơm, sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Tuy nhiên, trước tình trạng gạo kém chất lượng, gạo tồn dư hóa chất, gạo giả đang bày bán tràn lan trên thị trường, khó phân biệt, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, vừa giữ được hương vị thơm ngon của cơm, lựa chọn gạo hữu cơ là chọn lựa khôn ngoan. Hy vọng với những chia sẻ trên của  sẽ mang đến những lời khuyên hữu ích để giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng gạo hữu cơ, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Nguồn Tổng hợp

popup

Số lượng:

Tổng tiền: