Dừa xiêm xanh Trương Tuấn - Giồng Trôm Bến Tre

Đăng bởi Farm Kitchen | 06/07/2022 | 0 bình luận
Dừa xiêm xanh Trương Tuấn - Giồng Trôm Bến Tre

𝐂𝐡𝐚̀𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐚𝐢 𝐓𝐫𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 𝐓𝐮𝐚̂́𝐧 - 𝐭𝐮̛̀ 𝐭𝐫𝐚̆𝐧 𝐭𝐫𝐨̛̉ đ𝐞̂́𝐧 𝐤𝐡𝐨̛̉𝐢 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩, 𝐥𝐚̣̂𝐩 𝐧𝐠𝐡𝐢𝐞̣̂𝐩 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐭𝐫𝐚́𝐢 𝐝𝐮̛̀𝐚 𝐭𝐚̣𝐢 𝐪𝐮𝐞̂ 𝐡𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠

𝑇𝑎́𝑚 𝑛𝑎̆𝑚 𝑔𝑎̆́𝑛 𝑏𝑜́ 𝑜̛̉ 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛 𝑝ℎ𝑜̂́ 𝑡ℎ𝑖̣ 𝑜̂̀𝑛 𝑎̀𝑜, 𝑎𝑛ℎ 𝑇𝑢𝑎̂́𝑛 𝐴𝑛ℎ (𝐺𝑖𝑜̂̀𝑛𝑔 𝑇𝑟𝑜̂𝑚, 𝐵𝑒̂́𝑛 𝑇𝑟𝑒) 𝑞𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑟𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑒̂̀ 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑏𝑎̆́𝑡 đ𝑎̂̀𝑢 𝑐𝑢𝑜̣̂𝑐 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔 𝑛𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̂𝑛, 𝑡𝑎̣̂𝑛 ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑎́𝑛𝑔 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑦𝑒̂𝑛 𝑏𝑖̀𝑛ℎ 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑥𝑎𝑛ℎ 𝑛𝑔𝑢́𝑡 𝑛𝑔𝑎̀𝑛.

Sau một thời gian loay hoay, chàng trai Trương Tuấn quyết định chọn lập nghiệp với những gì gần gũi nhất từ khi mình sinh ra và lớn lên tại quê hương Đồng Khởi, chính là trái dừa.

Đ𝒂̣̆𝒄 𝒔𝒂̉𝒏 𝒒𝒖𝒆̂ 𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 Đ𝒐̂̀𝒏𝒈 𝑲𝒉𝒐̛̉𝒊 𝒗𝒂̂̃𝒏 “𝒕𝒂̆́𝒄” đ𝒂̂̀𝒖 𝒓𝒂

Đi dọc khắp miền Tây, đặc biệt ở Bến Tre nhìn đâu cũng toàn dừa, hầu như nhà nào cũng có. Nhiều người lầm tưởng trồng cây dừa rất “dễ sống”, thậm chí ngay cả những người trồng loài cây này cũng cho rằng vậy. Tuy nhiên, có nhìn tận tường mới thấy nó “dễ mà khó” thế nào.

Chính vì cây dừa dễ trồng, dễ bán, cho trái quanh năm nên nhà vườn dễ dàng có “đồng ra đồng vô”. Nhưng nếu xét về giá trị nông sản, trái dừa thật sự bị “lép vế” nhiều so với các loài cây trái khác.

Đây cũng là một trong những điều mà anh Tuấn Anh trăn trở trong những ngày đầu dấn thân vào trái dừa và đến tận bây giờ.

Năm 2019, giá dừa giảm đáng kể, dừa Bến Tre tồn đọng lớn, thậm chí thời điểm đó không có ai mua. Nhiều hộ nông loay hoay, đành nhìn quả tươi, quả khô “nằm chờ” ngổn ngang chất đống. Gia đình anh Tuấn Anh cũng không ngoại lệ.

Cây dừa là một trong những hình ảnh đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam từ lâu đời, trái dừa được xếp vào nhóm đặc sản nổi tiếng lại rơi vào tình trạng ứ đọng, không ai dòm ngó. Trái dừa ngon như thế, đặc biệt như thế mà vẫn chật vật tìm đầu ra. “Trái dừa đâu thua kém gì các loại nông sản khác. Chẳng lẽ trái dừa cũng có ngày phải “giải cứu”?” – Bạn Trương Tuấn đau đáu khi nghĩ về tương lai của trái dừa. Nghĩ như vậy và anh bàn bạc với gia đình về ý định làm một điều gì đó góp sức cho trái dừa đặc sản xứ mình đỡ “hẩm hiu” hơn.

𝑯𝒂̀𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒂𝒚 đ𝒐̂̉𝒊 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒎𝒂̣𝒐 đ𝒂̣̆𝒄 𝒔𝒂̉𝒏 𝒏𝒖̛́𝒄 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝒙𝒖̛́ 𝑫𝒖̛̀𝒂

Để trái dừa không bị “lãng quên”, Trương Tuấn bắt tay vào tập trung tìm phương án sản xuất trái dừa sao cho đạt được mục tiêu nâng cao giá trị.

Với lợi thế dừa Bến Tre đặc sản chất lượng hơn so với những vùng trồng khác, giá trị của loại quả này là một ưu điểm sẵn có nên Trương Tuấn hoàn toàn yên tâm về bước đầu. Vấn đề còn lại nằm ở chỗ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường cho trái dừa. Lần giở từng chút một rồi anh nảy ra ý tưởng sản xuất dừa theo hướng khác đi.

Lúc này, ở Bến Tre xuất hiện một vài hộ nhỏ lẻ manh nha sản xuất dừa gọt trọc. Thay vì bán dừa nguyên trái sau khi hái xuống từ trên cây, người ta sẽ làm thêm bước lột sạch vỏ, đánh nhẵn trái dừa cho nhỏ gọn. Nhận thấy đây là một tín hiệu của cuộc “cải cách” trái dừa, Trương Tuấn quyết định nghiêm túc nghiên cứu làm mới trái dừa theo hướng này. Tuy anh không phải là người đầu tiên làm dừa gọt trọc, nhưng anh có cách làm “không giống ai”.

Kể từ đó, bạn Trương Tuấn bắt đầu đến các nơi khảo sát vườn dừa ở nhiều khu vực trong tỉnh, chọn lựa vùng trồng dừa tốt nhất. Rồi đến khâu chọn loại dừa phù hợp nhất. Anh chọn trái dừa xiêm xanh Giồng Trôm làm sản phẩm chủ lực bởi sản lượng dừa nơi đây rất lớn, trung bình một cây dừa cho khoảng 14 - 16 buồng mỗi năm. Mỗi buồng đậu gần 5-25 trái, sai gấp nhiều lần so với dừa thông thường. Dừa xiêm lại được người tiêu dùng rất ưa chuộng vì thanh mát, nhiều nước. Nước dừa không chỉ thơm mà ngọt hơn hẳn trong các loại dừa, độ ngọt cao nhất đạt đến 8 – 9 độ brix.

Anh cho biết, toàn bộ dừa đều được tuyển chọn kỹ càng từ tận vườn với quy trình canh tác tiêu chuẩn trước khi đưa về sản xuất.

Anh Trương Tuấn nghiên cứu đến những loại máy móc cho công đoạn mài và sấy dừa. Các bước sản xuất dừa gọt trọc của anh tương tự nhiều nơi, nhưng có sự khác biệt. Sau khi lột vỏ, mài nhẵn, dừa được mang đi ngâm nước chanh mới đến công đoạn sấy khô. Cuối cùng là phân loại và phân nhóm hàng theo trọng lượng trái dừa.

Quá trình lột vỏ và đánh bóng trái dừa có thể xảy ra lỗi khiến cho mắt dừa bị mẻ, làm hỏng trái dừa. “𝐷𝑜 𝑣𝑎̣̂𝑦, 𝑚𝑢𝑜̂́𝑛 𝑟𝑎 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑡𝑟𝑜̣𝑐 𝑚𝑖̣𝑛 𝑛ℎ𝑎̆̃𝑛 𝑐ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑙𝑎̀𝑚 𝑛𝑔ℎ𝑒̂̀ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡ℎ𝑎̣̂𝑡 𝑡𝑖̉ 𝑚𝑖̉. 𝑇𝑎̂́𝑡 𝑐𝑎̉ 𝑐𝑎́𝑐 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 đ𝑜𝑎̣𝑛 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑙𝑜̛́𝑛 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑘𝑦̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡 đ𝑖̣𝑛ℎ 𝑚𝑜̛́𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑦 đ𝑜̂̉𝑖 ℎ𝑜𝑎̀𝑛 ℎ𝑎̉𝑜 𝑑𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑚𝑎̣𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎” – Tuấn tâm sự.

Những ngày đầu, vận hành máy móc cũng có khá nhiều vấn đề. Dần đi vào ổn định về cả chất lượng sản xuất và sản lượng dừa, anh Trương Tuấn lân la lên thành phố giới thiệu trái dừa trọc quê mình.

Anh nhớ lại, đích thân anh lặn lội khắp thành phố đến từng cửa hàng giới thiệu trái dừa gọt trọc. “𝐵𝑎𝑛 đ𝑎̂̀𝑢 𝑖́𝑡 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑐ℎ𝑖̣𝑢 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 ℎ𝑎̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̆́𝑚, ℎ𝑜̣ 𝑏𝑎̉𝑜 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑙𝑎̣ 𝑣𝑎̣̂𝑦 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑐𝑜́ 𝑎𝑖 𝑚𝑢𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔.” Nhưng không vì vậy mà anh Trương Tuấn nản chí trên hành trình “cải cách” của mình. Dần dần người ta ưa chuộng bởi đã biết chất lượng trái dừa ngọt ngon chính gốc Bến Tre. Quả được gọt vỏ sẵn, chỉ cần khui nhẹ là có thể uống nước, đồng thời dễ dàng thưởng thức luôn cả cùi dừa dẻo thơm bên trong. 𝑻𝒊́𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒐̉ 𝒈𝒐̣𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒉𝒖́𝒕 𝒅𝒂̂𝒏 𝒗𝒂̆𝒏 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒍𝒖̛̣𝒂 𝒄𝒉𝒐̣𝒏 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 𝒌𝒉𝒂́𝒕, 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̀ 𝒏𝒈𝒐̣̂ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒏𝒉 𝒍𝒂̣𝒊 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒕𝒉𝒊́𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒖́ 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒃𝒐̣𝒏 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒄𝒐𝒏. 𝑵𝒆̂́𝒖 𝒎𝒖𝒂 𝒗𝒆̂̀ 𝒃𝒐̉ 𝒗𝒂̀𝒐 𝒕𝒖̉ 𝒍𝒂̣𝒏𝒉 𝒈𝒊𝒖̛̃ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 5 – 7 𝒏𝒈𝒂̀𝒚 𝒕𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒍𝒐̛̣𝒊 𝒗𝒐̂ 𝒄𝒖̀𝒏𝒈.

Dừa xiêm xanh gọt trọc Trương Tuấn - Giồng Trôm, Bến Tre được sản xuất sạch bằng phương pháp thủ công là chính, cam kết không can thiệp bất kỳ hóa chất bảo quản hay tẩy trắng độc hại nào. Tuy nhiên, anh Tuấn Anh cho biết: “Đ𝑖𝑒̂̉𝑚 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑙𝑎̀ 𝑏𝑎̂́𝑡 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑣𝑖̀ 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑔𝑜̣𝑡 𝑡𝑟𝑜̣𝑐 𝑛𝑔𝑎̂𝑚 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑐ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑘ℎ𝑜́ 𝑔𝑖𝑢̛̃ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 đ𝑜̣̂ 𝑡𝑟𝑎̆́𝑛𝑔 𝑠𝑎́𝑛𝑔, đ𝑒̂̉ 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝑣𝑜̉ 𝑏𝑒̂𝑛 𝑛𝑔𝑜𝑎̀𝑖 𝑠𝑒̃ 𝑏𝑖̣ 𝑡𝑜̂́𝑖 𝑚𝑎̀𝑢 𝑘ℎ𝑖𝑒̂́𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑖𝑒̂𝑢 𝑑𝑢̀𝑛𝑔 𝑘𝑒́𝑛 𝑐ℎ𝑜̣𝑛. 𝑇ℎ𝑒̂𝑚 𝑛𝑢̛̃𝑎 𝑙𝑎̀ 𝑞𝑢𝑎́ 𝑡𝑟𝑖̀𝑛ℎ 𝑣𝑎̣̂𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̂̉𝑛 𝑠𝑒̃ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑏𝑖̣ 𝑏𝑒̂̉ 𝑣𝑜̉ 𝑑𝑜 𝑣𝑎 đ𝑎̣̂𝑝 𝑎̉𝑛ℎ ℎ𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 đ𝑒̂́𝑛 𝑐ℎ𝑎̂́𝑡 𝑙𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔 𝑛𝑢̛𝑜̛́𝑐 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑔𝑎̂𝑦 ℎ𝑎𝑜 ℎ𝑢̣𝑡.”

Tuấn mừng rơn vì ngày càng xóa bỏ mọi trở ngại. Theo thời gian, nhiều người biết đến dừa trọc và quan tâm hơn về sản phẩm dừa trọc sạch của anh, hành trình gian nan chinh phục thị hiếu người dùng của anh Tuấn Anh cuối cùng cũng được công nhận. “𝑇ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑎̉ 𝑛𝑎̀𝑦 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑝ℎ𝑎̂̀𝑛 𝑐𝑢̃𝑛𝑔 𝑛ℎ𝑜̛̀ 𝑎𝑛ℎ 𝑚𝑎𝑦 𝑚𝑎̆́𝑛 𝑐𝑜́ 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑙𝑢𝑜̂𝑛 𝑏𝑒̂𝑛 𝑐𝑎̣𝑛ℎ 𝑣𝑎̀ ℎ𝑒̂́𝑡 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑢̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̣̂ đ𝑖 𝑡ℎ𝑒𝑜 ℎ𝑢̛𝑜̛́𝑛𝑔 𝑙𝑎̀𝑚 𝑡𝑟𝑎́𝑖 𝑑𝑢̛̀𝑎 𝑡𝑟𝑜̣𝑐 𝑠𝑎̣𝑐ℎ, 𝑎𝑛 𝑡𝑜𝑎̀𝑛.” – Tuấn chia sẻ.

𝑴𝒐̛̉ 𝒓𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒄𝒐̛ 𝒉𝒐̣̂𝒊 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒕𝒉𝒖̣ 𝒃𝒆̂̀𝒏 𝒗𝒖̛̃𝒏𝒈 đ𝒆̂̉ 𝒏𝒉𝒂̀ 𝒗𝒖̛𝒐̛̀𝒏 𝒚𝒆̂𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒄𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒂́𝒄

Như nhiều loại nông sản khác, thị trường dừa phụ thuộc vào hai mùa mưa, nắng. Thực tế phải nhìn nhận rằng, nhà vườn phụ thuộc thương lái , thương lái phụ thuộc vào thị trường, do vậy vấn đề đầu ra không tránh khỏi tình trạng biến đọng.

Mùa mưa sản lượng thu hoạch lớn, tiêu thụ chậm. Dừa tươi chuyển khô ứ đọng không thương lái nào dòm ngó. Trương Tuấn không vì vậy mà làm lơ trước thấp thỏm, âu lo của bà con. Hầu hết mùa nào anh cũng bao tiêu trước để bà con yên tâm canh tác. Đến mùa khô, sản lượng khan hiếm lại chật vật cạnh tranh với thương lái, anh chấp nhận chịu thiệt xuôi theo nâng giá để giữ được vườn.

Thân tình, gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau qua bao mùa mưa nắng, thu nhập từ ổn định đến tăng cao. Bà con cũng tin tưởng, quý mến luôn ưu tiên để dành dừa cho Tuấn. Nhờ vậy, anh luôn có đủ nguồn cho dừa “đi thành phố” .

Tuy nhiên, một cá nhân để đi đường xa vẫn là khó khăn rất lớn. Muốn tiếp cận rộng rãi thị trường này về lâu dài, Tuấn nghĩ cần có sự đồng tâm hiệp lực. Để mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào và hướng đến đầu ra tiêu thụ bền vững, Tuấn thành lập cơ sở kinh doanh và liên kết với các bên bao tiêu trước giá cả cho bà con yên tâm về “tương lai” của trái dừa. Về lâu dài, anh Trương Tuấn hi vọng sẽ giúp bà con quê mình dần vơi bớt khó khăn, đời sống kinh tế của trở nên khấm khá hơn từ sản phẩm đặc sản của quê mình.

(𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛𝒊 𝒗𝒊𝒆̂́𝒕 - 𝑯𝒖𝒚̀𝒏𝒉 𝑻𝒓𝒂̂𝒏)

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: